Giãn tĩnh mạch: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa, điều trị

Giãn tĩnh mạch là tình trạng ngày càng trở nên phổ biến với tất cả mọi người, không cứ là người già hay trẻ, trai hay gái. Phòng và điều trị bệnhgiãn tĩnh mạch là điều cần thiết đối với mỗi người. Tuy nhiên, để phòng và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch hiệu quả thì chúng ta cần hiểu biết về bộ phận tĩnh mạch, các hoạt đông trong tĩnh mạch, các nguyên nhân có thể gây ra bệnh giãn tĩnh mạch.

Bài viết này sẽ chia sẻ cùng bạn đọc những thông tin chi tiết đếnbệnh giãn tĩnh mạch và vớ giãn tĩnh mạch nano Sleepdays.

Mách nhỏ: Công ty chúng tôi MIỄN PHÍ tư vấn dinh dưỡng và Miễn phí kiểm tra, tư vấn Sức khỏe Tuần hoàn máu mao mạch bằng kính hiển vi soi mao mạch máu tại Showroom Sleepdays Japan số 42 Trần Hưng Đạo, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM. Hotline tư vấn 0869929228.

Tĩnh mạch là gì? Cấu tạo và phân loại tĩnh mạch trong cơ thể.

Tĩnh mạch là gì?

Tĩnh mạch là mạch máu thuộc hệ tuần hoàn trong cơ thể người. Tĩnh mạch có vai trò vận chuyển máu từ các mao mạch có lượng oxy thấp trở về tim. Trong thuật ngữ y học, tĩnh mạch còn được gọi là ven. Khi không có dung lượng nó sẽ bị xẹp xuống và khi có dung lượng nó lại phồng lên thành dạng ống.

Bạn nên đọc bài 6 sai lầm trong điều trị giãn tĩnh mạch chân bấm tại đây.

Cấu tạo của tĩnh mạch.

Tĩnh mạch là một dạng mạch máu thường có đường kính trung bình khoảng từ 1mm đến 1.5 cm. Tĩnh mạch có tiết diện lớn hơn so với động mạch cùng loại. Ở càng gần tim, tiết diện của tĩnh mạch càng lớn.

Tĩnh mạch có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp trong, lớp giữa và lớp ngoài.

+ Lớp trong: Lớp trong của tĩnh mạch (còn gọi là lớp áo trong) là lớp tế bào nội mô phát triển kém, không có màng ngăn chun trong. Lớp trong của các tĩnh mạch có kích cỡ trung bình trở nên có hệ thống van chắc chắn giúp máu không bị chảy ngược.

+ Lớp giữa:  Lớp giữa của tĩnh mạch (còn gọi là lớp áo giữa) được tạo nên bởi các sợi cơ trơn hướng vòng, ít sợi chun và collagen. Lớp giữa của tĩnh mạch sở hữu kích thước mỏng hơn so với lớp giữa của động mạch trong cơ thể.

+ Lớp ngoài: Lớp ngoài của tĩnh mạch (lớp áo ngoài) chủ yếu được cấu tạo nên từ collagen và có sự bao bọc của nhiều cơ vòng ở xung quanh.

Phần lớn các tĩnh mạch trong cơ thể đều có van gắn theo đường cong của thành tĩnh mạch và ép sát vào nhau. Khi máu chảy lên do sức ép của các bơm cơ tạo nên van này sẽ được mở ra. Trường hợp máu chảy ngược xuống do sức hút của trọng lực, van sẽ đóng lại và không cho máu chảy xuống. Nó cấu tạo và hoạt động giống như van một chiều, chỉ cho máu chảy từ chân, tay về tim.

Phân loại tĩnh mạch trong cơ thể.

Trong y học người ta chia tĩnh mạch thành 4 loại chính như sau:

+ Tĩnh mạch phổi:  là tĩnh mạch có chức năng mang máu có oxy từ phổi cho đến tâm nhĩ trái của tim.

+ Tĩnh mạch hệ thống: Là tĩnh mạch có chức năng đưa máu thiếu từ các phần còn lại của cơ thể về đến tâm nhĩ phải của tim.

+ Tĩnh mạch nông: Là tĩnh mạch nằm gần trên bề mặt da và không nằm gần động mạch tương ứng.

+ Tĩnh mạch sâu: là tĩnh mạch nằm bên trong các mô cơ và gần một động mạch tương ứng có cùng tên.

Chức năng của tĩnh mạch

Chức năng chính của tĩnh mạch là đưa máu nghèo oxy và dinh dưỡng quay trở lại tim. Theo đó, vòng tuần hoàn máu sẽ bắt đầu bằng việc máu được bơm từ tim và đưa qua tâm thất trái. Tại đây máu sẽ được động mạch đưa đi nuôi các bộ phận khác trong cơ thể. Trong các vị huyết quản, máu sẽ nhả O2 và nhận khí CO2 rồi đưa qua tĩnh mạch.

Tĩnh mạch nhận máu xấu và mang chúng quay lại tim, qua tâm nhĩ phải, tâm thất phải rồi đến hai lá phổi. Máu từ phổi dồn vào tâm nhĩ trái, chảy qua tâm thất trái và kết thúc một vòng tuần hoàn. Ngoài ra, tĩnh mạch còn có chức năng điều hòa nhiệt độ cơ thể và thực hiện lưu trữ máu.

Khi thời tiết và môi trường có sự thay đổi, nhiệt độ tăng cao sẽ dễ gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, lúc này hệ thống tĩnh mạch hút được nhiều máu hơn nên bề mặt da cũng được làm mát. Như vậy cơ thể sẽ tránh được tình trạng sốc nhiệt, cảm đột ngột… gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hiểu và tự cải thiện giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả

Giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa, điều trị giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là hiện tượng máu trong tĩnh mạch bị cản trở không thể quay về tim hoặc lượng máu quay về tim rất ít. Điều này gây ra ứ đọng máu ở một số điểm của tĩnh mạch làm tĩnh mạch phồng lên quá cỡ. Nếu tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hướng đến sức khỏe và các hoạt động của người bệnh.

Giãn tính mạch thường xảy ra ở chân, bộ phận chịu tác động nhiều nhất của trọng lượng cơ thể. Do đó, người ta thường nhắc đến bệnh giãn tĩnh mạch chân hay bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.

Giãn tĩnh mạch - Phòng và điều trị

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch:

Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch là do thành tĩnh mạch xơ vữa làm cản trở máu lưu thông về tim, hoặc các bơm cơ trong tĩnh mạch không đủ sức bơm máu, hoặc các van bên trong tĩnh mạch gặp vấn đề dẫn tới máu chảy ngược lại mà không chảy về tim như bình thường. Điều này gây ra tình trạng ứ trệ tuần hoàn, tĩnh mạch từ đó dần giãn to ra, sau đó sẽ đưa đến biến chứng suy tĩnh mạch và huyết khối tĩnh mạch sâu.

Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân trực tiếp khác dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch cần phải được các bác sỹ chuyên khoa khám xét và đưa ra kết luận.

Nguyên nhân gián tiếp dẫn tới bệnh giãn tĩnh mạch:

Có nhiều nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh giãn tĩnh mạch mà bạn cần quan tâm. Trong đó, phải kể đến những nguyên nhân phổ biến như thường xuyên ngồi lâu, đứng lâu, ít vận động, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sinh hoạt không lành mạnh gây ra viêm nhiễm tĩnh mạch, …

Các dấu hiệu nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch.

Bệnh giãn tĩnh mạch cũng như nhiều bệnh lý khác, nó có nhiều giai đoạn để nhận biết. Chỉ những người hiểu về cơ thể, biết tìm hiểu và cảm nhận thì mới phát hiện ra các giai đoạn của nó. Cũng có trường hợp do coi thường không quan tâm đến những biểu hiện ở giai đoạn đầu và chỉ đến khi đi khám mới phát hiện ra bệnh ở các giai đoạn khác.

Giai đoạn đầu:

Trong giai đoạn đầu của bệnh giãn tĩnh mạch, các triệu chứng thường mờ nhạt và thoáng qua, người bệnh có biểu hiện đau mỏi chân, nặng chân, đôi khi có cảm giác mang giày dép chật hơn bình thường. Đôi khi thấy phù chân vào cuối ngày, đau bắp chân, chuột rút (vọp bẻ) hoặc có cảm giác tê rần ở hai chi dưới.

Ở giai đoạn này, bắt đầu xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti màu đỏ hoặc tím ở cổ chân và bàn chân. Thỉnh thoảng các mạch máu này lặn đi rồi xuất hiện lại.

Giai đoạn phát triển bệnh:

Qua giai đoạn đầu, bệnh giãn tĩnh mạch bắt đầu phát triển nhanh hơn. Xuất hiện hiện tượng phù ở mắt cá hay bàn chân.

Bắp chân và cẳng chân xuất hiện thay đổi màu sắc da do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày sẽ có biểu hiện loạn dưỡng. Tĩnh mạch lúc này bị trương phồng lên gây nặng chân, đau nhức chân kèm theo hiện tượng máu thoát ra ngoài mạch gây phù. Nếu để ý và quan sát thường xuyên bạn sẽ phát hiện những bất thường ở các búi tĩnh mạch nổi rõ ngoằn ngoèo dưới da.

Ở giai đoạn này, dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch chân trên không mất đi khi nghỉ ngơi, nặng hơn có thể thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da một cách thường xuyên cùng các mảng bầm màu tím trên da.

Giai đoạn biến chứng của bệnh giãn tĩnh mạch:

Khi giãn tĩnh mạch biến chứng, bạn sẽ thấy xuất hiện tình trạng viêm tĩnh mạch nông huyết khối, chảy máu nặng do giãn vỡ tĩnh mạch.

Ngoài ra, chân cũng xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn vết loét của suy tĩnh mạch mạn tính.

Ở giai đoạn này, dù được điều trị tích cực nhưng các triệu chứng này chỉ thuyên giảm chậm và khó lành.

Bệnh biểu hiện và diễn tiến nặng nề hơn ở phụ nữ có thai. Lí do cho tình trạng này là khi mang thai tử cung to nên chèn ép máu tĩnh mạch về tim nhiều hơn và sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm xấu thêm tình trạng giãn tĩnh mạch chân.

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giãn tĩnh mạch:

Những người lớn trên 50 tuổi, người lao động phải đứng và ngồi nhiều, mang áo quần bó sát hai chân, đi giày cao gót thường xuyên, phụ nữ mang thai nhiều lần, sử dụng thuốc ngừa thai hay gia đình có người mắc bệnh đều là những đối tượng nguy cơ của bệnh giãn tĩnh mạch chân.

Những đối tượng trên là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, các đối tượng khác cũng có thể mắc bệnh này. Do đó, bạn không nên chủ quan mà không có những biện pháp chăm sóc cơ thể và phòng bệnh này.

Phòng và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch

Giải pháp tổng thể để điều trị, cải thiện giãn tĩnh mạch chân là phải giảm viêm, cải thiện triệu chứng, cải thiện vi tuần hoàn máu và tuần hoàn máu về tim.

  • Điều trị nội khoa và/hoặc can thiệp phẫu thuật ở mức độ nặng hoặc biến chứng: dùng thuốc, phẫu thuật, đốt laze, .v.v. Vấn đề này phải được các bác sỹ chuyên khoa tư vấn, chỉ định và thực hiện tại các phòng khám, bệnh viện uy tín.
  • Cải thiện tuần hoàn máu về tim và cải thiện vi tuần hoán máu để hồi phục các tổn thương tĩnh mạch, giảm viêm, giảm triệu chứng; cách sinh hoạt làm việc phù hợp. Sử dụng vớ giãn tĩnh mạch nano Sleepdays là biện pháp tốt để cải thiện lưu thông máu, chống huyết khối, giảm viêm giảm đau và giúp hồi phục chân.
  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp và cải thiện được bệnh suy giãn tĩnh mạch; thay đổi lối sống, thói quen gây hại cho bệnh giãn tĩnh mạch.

Các sai lầm phổi biến khi điều trị giãn tĩnh mạch chân

Bạn nên thường xuyên theo dõi các diễn biến của cơ thể. Nếu bạn thấy các dấu hiệu như ở giai đoạn đầu của bệnh giãn tĩnh mạch, bạn nên lập tức tìm cách để ngăn chặn sớm. Có rất nhiều cách để ngăn ngừa tình trạng này mà bạn có thể thực hiện. Dưới đây là một số cách bạn phòng và điều trị giãn tĩnh mạch ở giai đoạn đầu.

1. Thực hiện chế độ tập luyên thể dục thể thao

Tập luyên thể dục thể thao là hình thức giúp cho các bơm cơ hoạt động tốt giúp lưu thông máu tốt hơn. Khi máu huyết lưu thông tốt thì các máu xấu được đưa về tim và vòng tuần hoàn được trở lại bình thường.

Các biện pháp tập luyện có rất nhiều như đi bộ, yoga, thiền, bơi, xoa bóp giãn tĩnh mạch, … Bạn hãy chọn cho mình một vài biện pháp phù hợp với thời gian, địa điểm và khả năng của mình.

Trong trường hợp bạn phải đứng hay ngồi lâu do công việc, bạn có thể tập luyện tại chỗ hoặc sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giúp lưu thông máu tốt hơn.

Ngoài ra không được sử dụng nước nóng để ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch hoặc xoa dầu nóng, tắm nước nóng, phơi nắng cùng chân giãn tĩnh mach.

2. Thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe của con gười rất nhiều. Hàm lượng một chất trong cơ thể quá dư thừa hay quá thiếu đều gây ra những tác hại đáng kể đến cơ thể.

Ngay cả việc ăn nhiều, ăn ít cũng có thể gây ra những điều không tốt làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

3. Thực hiện giảm cân nếu bạn quá béo.

Khi bạn quá béo, trọng lượng cơ thể dồn nên đôi chân rất lớn, điều đó cũng tác động lớn đến cơ, xương, khớp và tĩnh mạch. Do đó, giảm cân khi quá béo à việc rất cần thiết. Tuy nhiên, không vì giảm cân mà không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

4. Sử dụng các sản phẩm chống huyết khối và tăng cường lưu thông máu:

Các sản phẩm chống huyết khối và tăng cường lưu thông máu giúp máu trong cơ thể sạch và lưu chuyển tốt hơn. Đó cũng là cách giúp cho thành mạch máu được an toàn hơn, các bơm cơ cũng không phải làm việc quá mức,…

Tất nano (vớ nano) A.A.TH Nhật Bản giúp chống lại bệnh giãn tĩnh mạch

Tất nano (vớ nano) A.A.TH Nhật Bản là sản phẩm được các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu và sáng chế ra. Đặc điểm của tất chống giãn tĩnh mạch nhật bản là rất tiện dụng, sử dụng lâu bền, có tính thời trang, và không mất tính năng khi giặt dũ, an toàn, hiệu quả nhanh chóng. Các khách hàng của chúng tôi trong thời gian ngắn đã muốn sử dụng thêm các dòng sản phẩm A.A.TH for Sleepdays khác. Đồng thời, giới thiệu ngay đến bạn bè người thân vì sự chất lượng và hiệu quả.

Sản phẩm đến từ Nhật Bản này may mặc được làm từ sợi nano A.A.TH. Giúp chống huyết khối, giảm LDL cholesterol, giảm acid lactic, phân hủy gốc tự do lipid peroxide trong máu và cải thiện tuần hoàn máu tốt hơn. Sản phẩm này đã có mặt trên thị trường Việt Nam và dần chiếm nhiều tình cảm yêu mến của Khách hàng.

Dòng sản phẩm tất nano A.A.TH hoặc quần legging nano A.A.TH sẽ giúp bạn cải thiện, chặn đứng các biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chân một cách an toàn, dễ dàng và hiệu quả.

Vớ nano Nhật mẫu Navy
Tất giãn tĩnh mạch Sleepdays Nhật Bản

Bằng cách mặc nó vào ban đêm để tăng khả năng tự phục hồi của cơ thể, đặc biệt các vùng bị tổn thương, tăng cường lưu thông máu, chống huyết khối cho phần thân dưới. Rất nhiều người sau một thời gian sử dụng Sleepdays đã giảm hẳn các triệu chứng như đau mỏi, nặng chận, chuột rút (vọp bẻ), tê bì và ngủ ngon hơn. Đồng thời, các mạch máu li ti hoặc gân xanh tĩnh mạch cũng mờ lặn dần sau một thời gian đủ lớn cơ thể tự phục hồi nhờ cải thiện lưu thông máu.

Các vấn đề mà nhiều Khách hàng quan tâm: Sleepdays xuất xứ ở đâu; Sleepdays xài có tốt không; Các chương trình Ưu đãi là gì, Hãy bấm xem tại mục CÂU HỎI THƯỜNG GẶP hoặc trên FanPage Sleepdays của chúng tôi.

Vo_nano_sleepdays-KHDG-A.Hung

Đánh giá của khách hàng về Sleepdays

Tác dụng của Sleepdays với cơ thể

Tác dụng của Sleepdays với cơ thể

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty TNHH Đông Dương Sky, nhập khẩu và phân phối Sleepdays Nhật Bản

Địa chỉ: 42 Trần Hưng Đạo, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM.

Nếu bạn có thắc mắc mua vớ giãn tĩnh mạch chân ở đâu hcm thì hãy tới liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ!

Link bài viết Phòng và điều trị giãn tĩnh mạch: https://sleepdays.vn/gian-tinh-mach/

Trang web này sử dụng cookie để cải thiện trải nghiệm duyệt của bạn. Bằng cách duyệt trang web này, bạn đồng ý với việc sử dụng cookie của chúng tôi.